top of page
20231020170646998.jpg

Khu thế hệ thứ hai của cư dân mới
Tiếng nói di động, âm thanh gia đình mới

Căn phòng chứa những câu chuyện về thế hệ thứ hai của cư dân mới

Theo dữ liệu thống kê dân số của Cục Hộ tịch, Bộ Nội vụ, tính đến tháng 8 năm 2023, tổng dân số Đài Loan là 23.399.654, trong đó tổng số người Đài Loan gốc nước ngoài và vợ/chồng người nước ngoài đã lên tới 587.304 người, người nhập cư nhập tịch vào Trung Hoa Dân Quốc do kết hôn chiếm khoảng 2,51% tổng dân số Đài Loan và ngày càng tăng lên hàng năm. Ngày nay, giao thông và thông tin rất thuận tiện, việc đi lại xuyên biên giới đã trở nên đơn giản và quen thuộc, tạo nên những “ngôi nhà” với diện mạo đa dạng chưa từng có. Cùng là những gia đình sinh sống trên mảnh đất Đài Loan nhưng lại mang trong mình những bản sắc văn hóa và định nghĩa bản thân khác nhau, những đồ đạc và vật dụng tưởng chừng như bình thường trong nhà của họ lại chứa đựng vô số kỷ niệm và cảm xúc khó nói thành lời do sự di chuyển của họ.

Trong khu vực đầu tiên của triển lãm BỐN BỂ LÀ NHÀ – TRIỂN LÃM ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬP CƯ - khu vực triển lãm thế hệ thứ hai của cư dân mới, chúng tôi sử dụng hình ảnh “ngôi nhà” làm ý tưởng và đưa các bài viết, câu chuyện của thế hệ thứ hai cư dân mới vào trang trí. Mong rằng các bạn đang xem triển lãm có thể tĩnh tâm lắng nghe những âm thanh chuyển động nhỏ bé nhưng chân thực ẩn chứa trong những đồ vật cực kỳ đời thường này.

Bốt điện thoại là phương tiện quan trọng để truyền tải cảm xúc trước khi điện thoại di động phổ biến. Nhưng âm thanh cũng chỉ là một tia sáng trong cuộc sống hỗn loạn. Hãy tự nhủ rằng có thể có ai đó ở đầu bên kia điện thoại đang chờ nghe giọng nói của bạn và muốn biết cuộc sống hiện tại của bạn có tốt hay không. “Bốt điện thoại thế hệ thứ hai cư dân mới” muốn truyền tải từng chi tiết về cuộc sống ở Đài Loan của thế hệ thứ hai cư dân mới. Khoảng cách ở đầu bên kia của điện thoại có thể là từ Đài Loan đến Việt Nam, đến Thái Lan, đến Philippines, đến Indonesia, sang Trung Quốc hoặc ngược lại. Giọng nói ở đây, thân thể ở đầu bên kia, tuy giọng nói có thể dẫn đường nhưng khoảng cách cũng thực sự ngăn cách trải nghiệm trưởng thành của thế hệ thứ hai cư dân mới với trải nghiệm trưởng thành của cha mẹ họ. “Bốt điện thoại thế hệ thứ hai cư dân mới” muốn chia sẻ với thính giả câu chuyện về quá trình thế hệ thứ hai bước lại gần gũi hơn với cha mẹ họ.

Bốt điện thoại thế hệ thứ hai của cư dân mới

 Tiếng nói của người di cư

Việc chơi chữ thay đổi cụm từ “Lời nói từ một phía” thành từ gần âm nhưng lại mang nghĩa khác “Tiếng nói của người di cư” thể hiện hàm ý không còn lời nói một chiều nữa mà đã có sự thay đổi trong quyền được lên tiếng. Hy vọng rằng tiếng nói của những người lao động nước ngoài, cư dân mới và thế hệ thứ hai của họ có thể được lắng nghe và chính họ sẽ trở thành người đứng trước micro kể chuyện.

Trong khi các vấn đề về cư dân mới, thế hệ thứ hai và người lao động nước ngoài ngày càng được chú ý và thu hút sự quan tâm của dư luận, thì có rất ít cơ quan truyền thông truyền tải chính xác và đầy đủ về bối cảnh các vấn đề của cư dân mới, thế hệ thứ hai và người lao động nước ngoài. Và “Tiếng nói của người di cư” mong muốn trở thành cầu nối giữa công chúng với cư dân mới, thế hệ thứ hai và người lao động nước ngoài.
Thông qua bốn chủ đề: câu chuyện, văn hóa, dịch vụ và các nghị đề, mùa đầu tiên tập trung vào câu chuyện trưởng thành của thế hệ thứ hai cư dân mới, kết nối các nội dung về văn hóa ẩm thực, các tổ chức liên quan, dịch vụ và những vấn đề thời sự xã hội gần gũi với cuộc sống. Ở mùa thứ hai tập trung vào phỏng vấn nhân vật là những người Đài Loan đang công tác trong lĩnh vực quan tâm và chăm sóc người nhập cư hoặc người lao động nước ngoài. Khách mời chính đến từ các lĩnh vực như phúc lợi xã hội, phim ảnh và truyền hình, âm nhạc, giúp khán giả có hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội và văn hóa của cư dân mới và người lao động nước ngoài tại Đài Loan. Bạn hãy đăng ký kênh “Tiếng nói của người di cư”  để luôn nhanh chóng nắm bắt được bối cảnh của các vấn đề liên quan nhé!

Khu triển lãm người di cư
Những con người dịch chuyển, những giấc mơ tương lai

Góc nhìn của người di cư

Từ sản phẩm hay thói quen sinh hoạt của cư dân mới và người lao động nước ngoài, chúng ta có thể cảm nhận được sự đa dạng giữa Đài Loan và họ. Khi cư dân mới và người lao động nước ngoài đến Đài Loan sinh sống và làm việc, có thể nhận thấy sự hòa nhập hoặc thay đổi trong thói quen của họ qua đời sống hàng ngày. Khu vực triển lãm này sẽ liệt kê một số điểm khác biệt trong đời sống và văn hóa giữa Đài Loan và quê hương họ, dẫn dắt bạn nhận ra hiện tượng thú vị đằng sau những khác biệt này.

Hầu hết mọi người có lẽ không quen thuộc với cư dân mới và những người lao động nước ngoài, đa phần ấn tượng về họ là hình ảnh người lao động nước ngoài đang làm việc hoặc hình tượng cư dân mới trong gia đình họ.
Tuy nhiên, cư dân mới và những người lao động nước ngoài cũng giống như người Đài Loan, họ là những con người bình thường, có tính cách, thói quen riêng, có sự yêu ghét đối với con người hoặc sự vật khác, họ cũng có những lựa chọn khác nhau trong ngày nghỉ vì nhiều lý do như môi trường sống và phương tiện đi lại.
Thực ra thì mọi người đều xa lạ với nhau nên chúng tôi cũng muốn đặt câu hỏi với các bạn đến tham quan triển lãm: Bạn thích làm gì vào ngày nghỉ? Bạn có thể viết câu trả lời của mình ra giấy ghi chú và dán vào mục đối thoại để chia sẻ với mọi người nhé!

 Đối thoại của người di cư

 Những chiếc vali của người lao động nước ngoài

“Điều chúng tôi muốn là lực lượng lao động, nhưng khi đến đây đều là những con người.” - Nhà báo Thụy Sĩ Max Frisch đã mô tả như vậy về chương trình công nhân hợp tác lao động do các nước Tây Âu phát động sau Thế chiến thứ hai dựa trên động cơ kinh tế. Ngày nay, việc các ngành công nghiệp chính của các nước hậu công nghiệp dựa vào sức lao động ngoài nước đã trở thành hiện tượng phổ biến. Kể từ khi Đài Loan chính thức mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài vào năm 1992 và Luật Dịch vụ Việc làm được ban hành, đến nay sau hơn 30 năm, số lượng lao động nước ngoài tại Đài Loan đã lên tới 742.394 người, điều đó có nghĩa là trong số người lao động Đài Loan ở độ tuổi từ 15-64, cứ 19 người thì có một người là người lao động nước ngoài. Người lao động nước ngoài đã cùng chung tay với người Đài Loan duy trì hoạt động trong cả ngành công nghiệp sản xuất và lĩnh vực chăm sóc gia đình. Thế nhưng ngoài ấn tượng về công việc của những người lao động nước ngoài, chúng ta còn hiểu biết gì nữa về những người đến từ Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines này? “Vali của người lao động nước ngoài” muốn bắt đầu từ câu chuyện của họ, về những gì mà Minh Ngọc, Jimenez, Along và Suna đã trải qua trong những năm tháng làm việc tại Đài Loan. Một chiếc vali không chỉ mang theo ký ức về quê hương mà còn chứa đựng những mong đợi về cuộc sống và cả sự hồi đáp với gia đình.

Khuôn viên văn hoá Việt Nam, Lắng nghe bạn
Những người di chuyển, thành phố hạnh phúc

Khuôn viên văn hoá Việt Nam

Khuôn viên văn hoá Việt Nam được đồng sáng lập vào tháng 5 năm 2017 bởi chị Nguyễn Kim Hồng và chồng người Đài Loan, anh Thái Sùng Long. Họ đã quan tâm đến các vấn đề giáo dục, văn hóa và các vấn đề liên quan của những người mới nhập cư Đài Loan và thế hệ thứ hai cũng như người lao động nước ngoài trong suốt một thời gian dài, với hy vọng xây dựng một địa điểm giao lưu văn hóa Đông Nam Á khác hẳn những hình thức cũ mòn về ẩm thực và biểu diễn trước đây. Đội ngũ đa văn hóa hiện tại chủ yếu bao gồm những cư dân Việt Nam mới, thế hệ thứ hai của họ, người lao động nước ngoài và tình nguyện viên Đài Loan. Tại đây thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về văn hóa Đông Nam Á, các khóa học ngôn ngữ và phim ảnh, kịch nghệ cũng như các hội thảo đào tạo nghệ thuật khác, hy vọng xã hội Đài Loan có thể đón nhận văn hóa hai dân tộc trong những gia đình hôn nhân xuyên quốc gia, đồng thời đi sâu giới thiệu về văn hóa quê hương của người nhập cư và lao động nước ngoài. Thông qua trải nghiệm đa văn hóa, giao lưu chuyện trò về cuộc sống và các hình thức khác, nỗ lực giảm bớt định kiến và sự kỳ thị của xã hội Đài Loan đối với các nước Đông Nam Á.

  • Facebook

“Lắng nghe bạn” - Nền tảng tư vấn pháp lý và sức khỏe cộng đồng do đạo diễn Thái Sùng Long và Zhang Shaoyun đồng sáng lập, có trụ sở tại Nhà văn hóa Việt tại Gia Nghĩa. Trung tâm này hợp tác với các luật sư, dược sĩ và chuyên gia tâm lý tại địa phương để cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn pháp lý trực tiếp, tư vấn thuốc men, tư vấn tâm lý... cho người nhập cư và lao động Đông Nam Á, thế hệ thứ hai cư dân mới và thậm chí cả thành viên gia đình họ hoặc chủ sử dụng lao động, giúp họ đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống và công việc.

 Lắng nghe bạn - Nền tảng tư vấn pháp lý và sức khỏe cộng đồng

  • Facebook
  • Instagram
  • YouTube
bottom of page